Phân bố Thiếc

Mẫu cassiterit, một loại quặng thiếc chính.Các hạt cassiterit thu thập từ mỏ sa khoáng.

Thiếc được tạo ra qua quá trình S trong các sao khối lượng thấp đến trung bình (khối lượng từ 0,6 đến 10 lần khối lượng Mặt Trời). Nó phát sinh qua phân rã beta của các đồng vị nặng của indi.[19]

Thiếc là nguyên tố phổ biến thứ 49 trong vỏ Trái Đất, với nồng độ 2 ppm so với 75 ppm của kẽm, 50 ppm của đồng, và 14 ppm của chì.[20]

Thiếc không tồn tại ở dạng nguyên tố trong tự nhiên, vì vậy phải được chiết tách từ nhiều loại quặng khác nhau. Cassiterit (SnO2) là nguồn thiếc thương mại duy nhất, mặc dù một lượng nhỏ thiếc được phát hiện trong các dạng sulfua như stannit, cylindrit, franckeit, canfieldit, và teallit. Các khoáng thiếc luôn đi cùng với đá granit, thường chiếm khoảng 1% hàm lượng thiếc ôxít.[21]

Do thiếc ôxít có tỷ trọng cao, khoảng 80% thiếc được khai thác ở dạng thứ sinh được tìm thấy ở hạ lưu các con suối. thiếc thường được phát hiện ở dạng hạt bị rửa trôi xuống hạ lưu suối trong quá khứ và lắng đọng trong các thung lũng hoặc dưới biển. Các phương pháp khai thác thiếc kinh tế nhất là xúc, rửa thủy lực hoặc khai thác lộ thiên. Hầu hết thiếc trên thế giới được sản xuất từ các mỏ sa khoáng, chúng có thể chứa ít nhất 0,015% thiếc.[22]

Trữ lượng thiếc thế giới (tấn, 2011)[23]
Quốc giaTrữ lượng
 Trung Quốc1.500.000
 Malaysia250.000
 Peru310.000
 Indonesia800.000
 Brazil590.000
 Bolivia400.000
 Nga350.000
 Thái Lan170.000
 Úc180.000
Other180.000
Tổng4.800.000

Khoảng 253.000 tấn thiếc được khai tác trong năm 2011, chủ yếu ở Trung Quốc (110.000 t), Indonesia (51.000 t), Peru (34.600 t), Bolivia (20.700 t) và Brazil (12.000 t).[23] Ước tính sản lượng thiếc thay đổi có thể thay đổi do tác động của tính khả thi về mặt kinh tế và sự phát triển của công nghệ khai thác mỏ, nhưng với tốc độ tiêu thụ và công nghệ hiện tại, Trái Đất sẽ hết thiếc trong vòng 40 năm tới.[24] Tuy vậy, Lester Brown đề xuất rằng thiếc có thể cạn kiệt trong vòng 20 năm tới dựa trên việc ngoại suy tăng trưởng sử dụng 2% mỗi năm.[25]

Trữ lượng thu hồi kinh tế[21]
NămTriệu tấn
19654.265
19703.930
19759.060
19809.100
19853.060
19907.100
20007.100[23]
20105.200[23]

Thứ hai là thiếc phế liệu cũng là một nguồn kim loại quan trọng. Sự thu hồi thiếc qua sản xuất thứ cấp, hoặc tái chế thiếc phế liệu, đang tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã không khai thác từ năm 1993 và cũng không nung chảy thiếc từ năm 1989, nên đây là nước sản xuất thiếc phế liệu lớn nhất, họ tái chế gần 14.000 tấn trong năm 2006[23]

Các mỏ mới được phát hiện ở miền nam Mông Cổ,[26] và trong năm 2009, các mỏ thiếc mới cũng được phát hiện ở Colombia, bởi Seminole Group Colombia CI, SAS.[27][28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiếc http://www.1888pressrelease.com/seminole-group-col... http://books.google.com/?id=j-Xu07p3cKwC&printsec=... http://books.google.com/books?id=NNlT5of3YikC&pg=P... http://books.google.com/books?id=v_6PbAfapSAC&pg=P... http://www.nytimes.com/2008/11/16/world/africa/16c... http://www.theodoregray.com/PeriodicTable/Elements... http://bangka.tribunnews.com/2011/12/15/12-januari... http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://books.google.de/books?id=5qogAAAAMAAJ http://books.google.de/books?id=IpuaAAAAIAAJ&pg=PA...